>> KHOA - GIÁO |

60 năm ngày tập kết ra Bắc Cuộc chuyển quân lịch sử
Tin đăng ngày: 16/11/2024 - Xem: 470

Ngày 07/5/1954, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, giáng một đòn quyết định, đập tan nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp có sự giúp đỡ của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến thắng lịch sử đó đã trực tiếp góp phần đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève (21/7/1954) về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là thắng lợi to lớn trên con đường giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, trong điều khoản của Hiệp định Genève đã quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết, quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ra phía Bắc, quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam. Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không có giá trị ranh giới hay lãnh thổ.

Cầu Hiền Lương, Vĩ tuyến 17 - phân hai miền Nam, Bắc.

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Đợt chuyển quân tập kết ra Bắc này đã bắt đầu từ ngày 06/10/1954 và kết thúc 29/10/1954. Đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chỉ tập kết lực lượng quân sự, vì vậy để hợp lý hóa, cán bộ, học sinh và con em gia đình cách mạng đều phải mang quân trang, quân phục khi xuống tàu ra Bắc. Hiệp định cũng đã quy định rõ ba khu tập kết:

- Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận), Xuyên Mộc Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười (tỉnh Long Châu Sa) nay là tỉnh Đồng Tháp).

- Khu tập kết 200 ngày ở Chắc Băng, Cà Mau.

Trong đó, Khu tập kết 100 ngày tại Cao Lãnh tỉnh Long Châu Sa nay là tỉnh Đồng Tháp là một trong những khu tập kết quan trọng tại Nam Bộ. Chỉ trong 100 ngày hoà bình ngắn ngủi nhưng chính quyền kháng chiến tại Cao Lãnh đã giải quyết được nhiều nội dung quan trọng để người ra đi an tâm, người ở lại vững lòng. Tất cả những việc làm của cán bộ, bộ đội đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng và lòng tin vào cách mạng sâu đậm trong nhân dân. Theo thống kê thì “Trong 03 đợt chuyển quân, tại Bắc Cao Lãnh đã có 14.420 cán bộ, chiến sĩ xuống tàu ra Bắc, trong đó toàn tỉnh Long Châu Sa có 2.655 người”. Sau 100 ngày theo Hiệp định đình chiến sự ở Việt Nam quy định, “ngày 29/10/1954, đơn vị cuối cùng của ta tập kết tại khu vực Cao Lãnh xuống tàu chuyển quân ra miền Bắc”.

Nhân dân miền Nam tiễn đưa con em tập kết ra miền Bắc.

Nếu Cao Lãnh là một trong các điểm chuyển quân quan trọng của nhân dân miền Nam thì các địa điểm của tỉnh Thanh Hóa như thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa... lại vinh dự chọn là một trong nhiều cơ sở đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tập kết là cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến, nay là phường Quảng Tiến, thị sã Sầm Sơn.

Trong những ngày ấy, mặc dù sau 9 năm kháng chiến gian khổ, ác liệt, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân miền Bắc nói chung, của đồng bào (Thanh Hóa) nói riêng còn hết sức khó khăn nhưng nhân dân Sầm Sơn, nhân dân miền Bắc đã chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất để đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, học sinh cùng nhiều gia đình cách mạng miền Nam tập kết như đón những người thân, người anh, người chị, người em của mình, với tình cảm ruột thịt “Nam Bắc một nhà”. Sự đón tiếp chu đáo, tận tình, tình cảm đằm thắm của đồng bào Sầm Sơn, đồng bào miền Bắc đã làm ấm lòng những người con miền Nam trên đất Bắc.

Vào ngày 25-9-1954, chiếc tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào cửa Lạch Hới giữa tiếng hoan hô vang trời dậy sóng, cờ hoa rực rỡ của cán bộ, nhân dân Sầm Sơn và các huyện trong tỉnh đã đi vào lịch sử.

Các chuyến tầu chở đồng bào miền Nam đầu tiên tập kết ra Bắc đã được chào đón trong niềm hân hoan, thắm đượm tình cảm của nhân dân Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa. Có những chiếc tàu biển lớn của Liên Xô, Ba Lan không cập được cảng mà phải đậu ngoài biển, Đảng bộ, chính quyền thị xã Sầm Sơn đã huy động nhân dân dùng 12 tàu, thuyền đánh cá để đưa đồng bào vào bờ, có những chuyến phải trung chuyển mất 2 ngày mới xong. Từ tháng 9-1954 đến hết năm 1955 có tới 7 đợt đón tiếp đồng bào miền Nam tại đây. Sau khi được đón tiếp và nghỉ một thời gian ngắn tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), các đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc lại tiếp tục được di chuyển đến các địa phương khác ở miền Bắc học tập, tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Riêng tỉnh Thanh Hóa đã nhận 406 gia đình cán bộ, chiến sĩ con em miền Nam để nuôi dưỡng và làm việc tại các Nông trường trên toàn tỉnh. Cuộc sống lao động trên các nông trường trở thành niềm vui, niềm lạc quan yêu đời trong thế hệ thanh niên miền Nam khi ấy.

Các mẹ nồng nhiệt đón các con ra tập kết ra Bắc.

Tổng kết về việc thực hiện nhiệm vụ đón tiếp trao trả tù binh và cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam ra tập kết, Thanh Hóa đã đón nhận 1.869 thương, bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc. Không kể số quân đội do Bộ Tư lệnh nhận, Thanh Hóa đã tiếp nhận ở Sầm Sơn 16.191 đồng bào và cán bộ bị giặc bắt và tù đày. Trong số này có 15.066 người thuộc miền Bắc vĩ tuyến và 1.125 người thuộc miền Nam vĩ tuyến.

Những năm tháng sống tại Thanh Hóa, hàng ngàn con em người miền Nam luôn hướng về quê nhà. Họ đã sát cánh cùng quân dân Thanh Hóa, nhân dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hàng trăm trẻ em gốc người miền Nam được sinh ra và nuôi dưỡng trên đất Thanh Hóa. Nhiều người miền Nam đã cùng với các đại đội quân trong lực lượng vũ trang Thanh Hóa tiến vào Nam giải phóng quê hương. 60 năm qua, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh tập kết nhiều người đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp; các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trong hiệp định Giơ-ne-vơ đã quy định thời hạn tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam vào tháng 7.1956 nên toàn thể nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc đều tin rằng sau hai năm ra Bắc tập kết sẽ trở về, trước khi lên tàu các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân miền Nam vẫy tay tạm biệt người thân, bạn bè, chiến hữu nhau bằng cách giơ hai ngón tay lên hàm ý hai năm sẽ gặp lại; nhưng không ngờ cuộc chuyển cư đó kéo dài đến 20 năm sau.

Cuộc chuyển quân lịch sử.

Đây là cuộc chuyển cư lịch sử của thế kỷ XX, cuộc chuyển cư này đã góp phần đưa lịch sử Việt Nam thành bộ phận quan trọng nổi bật của lịch sử thế giới trong thập niên 1950 - 1975 của thế kỷ trước. Sự kiện này cũng chứng tỏ rằng, nhân dân hai miền Nam Bắc luôn đoàn kết một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu ở mọi thời kỳ cách mạng của dân tộc, góp phần viết nên những trang sử oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày tập kết ra Bắc (1954-2014), tại hai tỉnh: Đồng Tháp (nơi tập trung đồng bào miền Nam trước khi lên đường ra Bắc) và Thanh Hóa (nơi đón nhận, nuôi dưỡng cán bộ, đồng bào tập kết) đã diễn ra nhiều sự kiện như:

- Triển lãm ảnh “Cao Lãnh xưa và nay” nhân dịp kỷ niệm 60 chuyển quân ra Bắc từ ngày 23/10/2014 đến 29/10/2014 tại Công viên Văn Miếu - thành phố Cao Lãnh.

- Họp mặt, giao lưu “Giữ trọn niềm tin” cùng các nhân chứng lịch sử tập kết ra Bắc năm 1954 vào tối 28/10/2014 tại Thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp). Trong buổi giao lưu này, tỉnh ủy Đồng Tháp cũng sẽ công bố quyển hồi ký 100 ngày chuyển quân ra Bắc tại Cao Lãnh. Với chủ đề “Đi vinh quang - Ở anh dũng” quyển hồi ký này được xem là công trình lịch sử, văn hoá và nhân văn sâu sắc, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang, hào hùng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, qua đó tri ân sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh cũng như nhân dân trên khắp mọi miền đất nước. Cũng nhân dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chiến sĩ tham gia sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc 60 năm trước tại Cao Lãnh.

- Lễ khởi công xây dựng “Tượng đài tưởng niệm sự kiện tập kết” vào ngày 29/10/2014 tại Đồng Tháp…

Tại Thanh Hóa:

- Giao lưu "60 năm nghĩa nặng tình sâu" vào tối 27/10/2014, tại thành phố Thanh Hóa. Cuộc giao lưu có sự tham gia của đông đảo đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc và người dân thị xã Sầm Sơn. Đây là một trong nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 60 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954 - 2014).

- Lễ kỷ niệm 60 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hóa vào tối ngày 28/10/2014 tại Cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn)…

Những sự kiện này không chỉ ôn lại những ngày tháng thắm đượm nghĩa tình của cán bộ và nhân dân hai miền Nam Bắc mà còn là dịp để tri ân những hy sinh, những đóng góp to lớn của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Lê Liên (Phòng GDCC)

Nguồn https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/17242/60-nam-ngay-tap-ket-ra-bac-cuoc-chuyen-quan-lich-su.htmlBảo tàng Lịch sử quốc gia

Từ khóa: 60 năm tập kết ra Bắc Cuộc chuyển quân lịch sử,

khác:

21/11/2024 - Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
20/11/2024 - Bộ ảnh tua du lịch Hòa bình - Phú thọ - Tam đảo - Hưng yên
18/11/2024 - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh
17/11/2024 - Vinh : Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?
16/11/2024 - 60 năm ngày tập kết ra Bắc Cuộc chuyển quân lịch sử
16/11/2024 - Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?
14/11/2024 - Gương chiến đấu,hy sinh anh hùng của nữ biệt động Lê thị bạch Cát
13/11/2024 - Từ 1/12, Nghệ An chính thức sáp nhập nhiều đơn vị hành chính, hơn 1.700 cán bộ dôi dư được hỗ trợ thế nào?
13/11/2024 - Lòng vòng xe sang đem ra đấu giá lại “chui tọt” vào nhà ông chủ công ty đấu giá
11/11/2024 - Một doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nam Cấm bị xử phạt hơn 100 triệu đồng
11/11/2024 - Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng
11/11/2024 - Trúng nhiều gói thầu sát giá tại huyện Đô Lương, Công ty CP Việt Nam có tiềm lực như thế nào?
9/11/2024 - Nghệ An: Dự án trường chuyên Phan Bội Châu vẫn bế tắc vì chưa có vốn
9/11/2024 - Nghệ An: Công ty thương mại đầu tư Miền Bắc bị cưỡng chế nợ thuế hơn 3,2 tỷ đồng
8/11/2024 - Cận cảnh những dự án bỏ hoang ở Nghệ An được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
 
  Video Clips  
Video
500 người dân đóng MV của Phạm Phương Thảo về quê hương Nghi Lộc
Nghệ An: Thót tim bé trai 1 tuổi khóc thét khi bị khống chế trên sân thượng
Nghi vấn người đàn ông ở Gia Lai biết chính xác vị trí MH370 rơi cách đây hơn 4 năm
Hà tĩnh : Hotgirl bị người yêu công an còng tay tại nhà trọ
Lâm Đồng đề nghị công an vào cuộc vụ Á hậu Thư Dung mặc phản cảm ở điểm du lịch tại Đà Lạt
Á hậu Thư Dung là chân dài tạo dáng phản cảm ở Tuyệt tình cốc Đà Lạt?
Nghệ an : Cô giáo đồng loạt quỳ, trường nói bột phát, chính quyền nghi sắp đặt
Hà Tĩnh: Phóng viên chổng mông, giơ ngón tay giễu cợt cơ quan chức năng
Tiếp viên ngực trần rót bia trong karaoke không phép ở Sài Gòn
Chủ nhân xe SH trong câu chuyện vô cảm khi thấy hiệp sĩ bị đa^m đêm qua chính thức lên tiếng
  Tiêu điểm  
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ ảnh tua du lịch Hòa bình - Phú thọ - Tam đảo - Hưng yên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh
Vinh : Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?
60 năm ngày tập kết ra Bắc Cuộc chuyển quân lịch sử
Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?
Gương chiến đấu,hy sinh anh hùng của nữ biệt động Lê thị bạch Cát
Trang chủ |  Tin 24h   |  Xã hội   |  Pháp luật   |  Kinh tế   |  Nghệ An   |  Quốc tế   |  Khoa - Giáo   |  Cư dân mạng   |  Giải trí   |  Đời sống   |  Quảng cáo